Dinh Độc Lập – Tòa nhà quyền lực của một chế độ

Nếu là người “Sài Gòn” không ai là không biết đến Dinh Độc Lập – một địa điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm ấy đã và đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và chiêm ngưỡng một trong những kiến trúc cổ từng tồn tại thời Pháp.Và bài viết Dinh Độc Lập- Tòa nhà quyền lực của một chế độ sẽ giới thiệu bạn địa điểm tham quan này.

dinh doc lap 2

Mặt chính của Dinh

Dinh Độc Lập một biểu tượng cho chế độ và chứng kiến biết bao sự kiện vĩ đại hào hùng của một dân tộc anh hùng.

Dinh Độc Lập – Công trình vang bóng một thời…

Dinh Độc Lập hay Dinh Thống Nhất, tọa lạc trên đường 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1. Nơi đây vốn là vị trí đắc địa của Sài Gòn xưa.  

Năm 1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở nước ta . Năm 1867, chiếm xong Nam Kỳ Lục Tỉnh, Thực dân Pháp cho xây lại Dinh Thống Đốc (theo đồ án tòa thị sảnh Hồng Kông) và khi hoàn thành đặt tên là Dinh Norodom. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 do viên thống đốc Pháp lúc bấy giờ là Lagradiere đặt nền móng đầu tiên. Gần như mọi vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang. Từ năm 1887,  đổi tên là Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Tháng 3/1945, nơi đây là nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam..Năm 1954 là cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Dinh Độc Lập là nơi ở và làm việc của Tổng Thống nên có người gọi là “Dinh Tổng Thống” cho đến 30.04.1975. Từ tháng 11.1975 có tên gọi mới là Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Độc lập) – được xếp hạng là Di Tích Quốc Gia đặc biệt.

anh 11 2

Dinh Độc Lập năm 1960

dinhthu2 gvbn

Dinh Nodorom 1873

Lúc bấy giờ đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) còn gọi là đại lộ Norodom vẫn còn bùn lầy, ẩm thấp. Dinh được coi là một công thự đẹp nhất ở Á Ðông. Mặt tiền rộng 80 m, phòng khách có thể chứa đến 800 người. Chung quanh là khu vườn rộng lớn trồng đủ loại cây cỏ. Trước mặt dinh, dưới chân cột cờ đặt một khẩu thần công kiểu cổ càng làm tăng thêm vẻ đẹp oai nghiêm cho công thự.

Vài nét về Dinh Độc Lập

Dinh được xây dựng lại bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vào năm 1962,. Công trình cao 26m, có diện tích xây dựng 4.500m2, diện tích sử dụng 20.000m2 gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng làm sân bay trực thăng. Với hơn 100 gian phòng được trang trí sử dụng với nhiều mục đích khác nhau bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v . Dinh cũng trở thành một trong những công trình hiện đại nhất miền Nam thời bấy giờ với:  điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho.. 

maxresdefault

Bên trong của Dinh

Tổng thể của Dình hình chữ CÁT: tốt lành, may mắn. Trung tâm là phòng Trình Quốc Thư, Lầu Thượng là Tứ Phương Vô Sự hình chữ KHẨU – đề cao giáo dục, tự do ngôn luận; có cột cờ chính giữa thành chữ TRUNG: trung kiên. Mái hiên lầu Tứ Phương, bao lơn Danh Dự, và mái hiên tiền sảnh hình chữ TAM (): Viết Nhân, Viết Minh, Viết Võ; cộng nét sổ dọc thành chữ VƯƠNG: trên có kỳ đài thành chữ CHỦ: chủ quyền Tổ Quốc. Mặt trước có hình chữ HƯNG: hưng thịnh…

Dinh Độc Lập – Sự kiện lịch sử dân tộc.

Từ khi hình thành đến nay, Dinh Độc lập là nơi chứng kiến những cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. Khởi đầu là sự cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và các nước Đông Dương, giai đoạn tiếp theo là sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của Quân Giải phóng thuộc Đại đội 4, tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ Dinh Độc lập. Tiếp đó, xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên trên nóc Dinh Độc lập, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc ta. 

anh 8 3

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Dinh Độc lập lại là nơi chứng kiến Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh phải ra Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền Cách mạng. Từ đây lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới và Dinh Độc lập trở thành di tích lịch sử mang tính biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc. 

Một vài công trình của Dinh.

Phòng Khánh tiết:  một trong những căn phòng có sức chưa đến 500 người, được dùng để tổ chức những cuộc họp quan trọng, lễ ra mắt nội các, chiêu đãi. Căn phòng được trang trí bởi hai màu chủ đào là đỏ và vàng. 

anh 4 phong khanh tiet

Phòng Khánh Tiết

Phòng Đại Yến: nơi tổ chức cuộc chiêu đãi với sực chứa hơn 100 khách. Chính giữa treo bức tranh sơn dầu gồm 7 tấm có nội dung “Cẩm tú sơn hà, thái bình thảo mộc” (Non sông gấm vóc, cây cỏ thái bình) do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ tặng nhân dịp khánh thành Dinh.

anh 3 phong dai yen

Phòng Đại Yến

Trong khuôn viên Dinh Độc lập vẫn con hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 của quân giải phóng như một minh chứng lịch sử hùng hồn cho đại thắng của dân tộc ta.

1319 2017 10 23 06.27.57 2

Xe tăng 843

1528 2017 10 23 06.28.41 1

Xe tăng 390

Phòng trình quốc thư:  là nơi đón tiếp các sứ giả các nước của chế độ cũ và đằng sau là bức tranh ghép lại tác phẩm  “Bình Ngô Đại Cáo” gồm 40 miếng nhỏ ghép lại- mô tả cuộc sống thái bình của nước Đại Việt ở thế kỉ XV

ATT SGN Dinhdoclap 01

Phòng trình Quốc thư

ATT SGN Dinhdoclap 03

Hiện vật

ATT SGN Dinhdoclap 04

Phòng làm việc dưới tầng hầm

Phòng làm việc của phó tổng thống: Nguyễn Cao Kỳ là phó tổng thống của chế độ cũ, trong phòng của ông rất có nhiều tủ sách như Lịch sử, Địa Lý, Văn học,… Phòng làm việc quan trọng số 2 trong chính quyền, nơi từng đưa ra những quyết định mang tính thời địa và lịch sử.

ATT SGN Dinhdoclap 05

Phòng làm việc

Tham quan Dinh – Những điều cần phải biết!

  1. Giờ mở cửa Dinh: di tích lịch sử Dinh Độc Lập mở cửa bán vé phục vụ du khách tham quan hàng ngày (kể cả cuối tuần và các dịp lễ, Tết)
  • Sáng: 7h30’ – 11h00’
  • Chiều: 13h00’ – 16h00′

   2 .Giá vé vào Dinh Độc Lập:

  • Người lớn: 40.000VND/1 người/1 lượt
  • Sinh viên: 20.000VND/1 người/1 lượt
  • Học sinh (6 tuổi đến 17 tuổi): 10.000VND/1 người/1 lượt

3. Vì đây là nơi mang dấu ấn lịch sử hào hùng của một dân tộc, quốc gia, vì thế bạn lịch cần lưu ý về ăn mặc trước khi đến đây. Bên cạnh đó, nên tuân thủ đúng nội quy tham quan của ban quản trị khu di tích.:

  • Trang phục lịch sự
  • Tuân thủ theo sự hướng dẫn của bảo vệ và các biển báo trong quá trình tham quan
  • Không mang hành lý
  • Không mang đồ ăn thức uống
  • Không đưa động vật vào di tích
  • Không đem theo các loại vũ khí, chất cháy nổ, hóa chất độc hại vào di tích
  • Bảo vệ có quyền chấp dứt chương trình tham quan với những cá nhân vi phạm
  • Khách tham quan phải chịu trách nhiệm nếu gây ra bất cứ tổn thất nào.

4. Bạn có thể tự mình đi khám phá những gian phòng trong Dinh hoặc có thể đi theo đoàn có hướng dẫn viên để họ có thể giải thích cho bạn biết thêm về dinh nhé !

Ngày nay, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là cơ quan trực thuộc Văn phòng Chính phủ. Dinh Độc Lập đã và đang thực hiện tốt chức năng giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ Việt Nam và là cầu nối giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. 

Dinh Độc Lập sẽ là điểm đến thú vị đối với những bạn đam mê về kiến trúc và lịch sử. Đây không chỉ biểu tượng quyền lực của một chế độ mà còn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Hãy một lần đến tham quan công trình tuyệt vời vào một ngày nào đó bạn nhé!

127 views

Bạn thấy bài viết hữu ích không

Click vào ngôi sao để đánh giá

Đánh giá 5 / 5. Số đánh giá 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *