Du lịch huế nên đi đâu: 10 địa điểm tham quan đáng đi nhất

Huế là một thành phố vừa yên bình, lại vừa sôi nổi và thú vị, hôm trước mình có đưa mẹ đến để tham quan. Nơi đây có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, tuy nhiên mình sẽ tổng hợp những nơi đáng đi nhất cho dù chỉ đi 1 ngày mà các bạn không nên bỏ qua khi đến với thành phố Huế mộng mơ này nhé ^^.

Đại Nội Kinh Thành Huế (nữa ngày)

Đại Nội Kinh Thành Huế nằm trong quần thể di sản Cố Đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nơi đây có các di tích cung điện, đền đài cổ kính, từng chứng kiến các giai đoạn suy thịnh của triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước Việt Nam. Là một nhân chứng lịch sử cho lối sống, văn hóa của các vị vua, vị quan triều đại đã từng sống và sinh hoạt tại nơi này.

Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, được khởi công xây dựng 1805, và hoàn chỉnh năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Đến với Đại Nội Kinh Thành Huế , các bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và cũng như được tận mắt chứng kiến, được sờ và cảm nhận phong cách kiến trúc độc đáo, sự uy nghiêm của một nền văn hóa lâu đời.

hình ảnh Đại Nội HuếHình ảnh Đại Nội Huế (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Địa chỉ: Đại Nội Huế nằm ở của chính Ngọ Môn, Kinh Thành Huế, ngay trung tâm thành phố Huế
  • Phương tiện để di chuyển tham quan trong Đại Nội Huế: chỉ có thể đi bộ thôi các bạn à ^^.
  • Trải nghiệm: được tham quan các kiến trúc, các cung, lầu , vườn trong Đại Nội Huế; dịch vụ chụp ảnh lưu niệm mặc trang phục cung đình Huế; lạc vào không gian giới thiệu, trưng bày áo dài Nữ Cung; trải nghiệm dịch vụ xe kéo tại Cung Trường Sanh; dạ tiệc Hoàng Cung;…
  • Giá vé tham quan (bao gồm Bảo tàng cổ vật cung đình Huế; không bao gồm các dịch vụ khác): 120.000 vnđ/ người/ lượt (tại quầy bạn có thể hỏi sơ đồ Đại Nội Huế, dịch vụ thuyết minh Đại Nội Huế).

sơ đồ Đại Nội Huế

Sơ đồ Đại Nội Huế (ảnh: sưu tầm)

iện Thái Hòa

Hình ảnh Điện Thái Hòa (ảnh: sưu tầm)

cung Diên Thọ

Hình ảnh cung Diên Thọ (ảnh: sưu tầm)

Dịch vụ chụp ảnh lưu niệm mặc trang phục Cung Đình Huế

chụp ảnh lưu niệm mặc trang phục Cung Đình Huế

Chụp ảnh lưu niệm mặc trang phục Cung Đình Huế (ảnh: sưu tầm)

Hiện nay tại nhà Hữu Vũ, Cung Trường Sanh có dịch vụ chụp ảnh lưu niệm mặc trang phục Cung Đình Huế. Đây là một dịch vụ thú vị, mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách trong và ngoài nước, rất được du khách yêu thích và lựa chọn ^^. Với mỗi vé chụp ảnh lưu niệm, các bạn có thể được mặc một bộ trang phục cung đình và được tặng thêm một kiểu ảnh miễn phí. Trang phục cung đình rất đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, các bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau: trang phục Thái Thượng Hoàng; trang phục Vua; trang phục Hoàng Hậu; trang phục Công chúa; trang phục Hoàng tử; trang phục Cung phi. Ngoài ra, với dịch vụ này các bạn còn có thể tự chọn ngồi lên ngai vàng hoặc kiệu để chụp ảnh á :).

Dịch vụ xe kéo tại Cung Trường Sanh

dịch vụ xe kéo

Hình ảnh dịch vụ xe kéo tại Cung Trường Sanh (ảnh: sưu tầm)

Đây là chiếc xe kéo, được phục chế của Từ Minh Thái Hậu, mẹ vua Thành Thai, được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đấu giá thành công tại Pháp và đã được đưa về trưng bày tại nhà Tả Trà, cung Diên Thọ , Đại Nội Huế. Với mỗi vé chụp ảnh lưu niệm trên chiếc xe kéo, các bạn có thể tự chọn mặc một bộ trang phục theo sở thích, ngồi chụp ảnh trên chiếc xe kéo và được tặng một kiểu ảnh miễn phí. Các mẫu trang phục để các bạn chọn: áo dài xưa hoặc trang phục Cung Đình. Đặc biệt , các bạn còn được ngồi trên chiếc xe kéo này đi tham quan từ cung Trường Sanh ra cửa Hòa Bình và quay trở lại (thời gian 15 phút).

Dạ tiệc Hoàng Cung

dạ tiệc hoàng cung

Hình ảnh dạ tiệc Hoàng Cung (ảnh: sưu tầm)

Dạ tiệc Hoàng Cung diễn ra tại nhà hát Duyệt Thị Đường, thời gian từ 19 giờ – 21 giờ. Khi tham gia dạ tiệc, các bạn sẽ được đón từ của Hiền Nhơn bằng một đoàn rước, đội nhạc , lính và cung nữ cầm đèn lồng. Lối đi đến Duyệt Thị Đường sẽ được trang trí bằng đèn lồng và thắp sáng lung linh. Trước sảnh nhà hát, các bạn sẽ được chứng kiến sự tái hiện lại các trò chơi cung đình: Bài Xụ, Săm Hường, Đầu Hồ. Các bạn có thể tham gia vào trò chơi, để cảm nhận được những thú vị trong trờ chơi cung đình xưa. Trong không gian sang trọng của nhà hát, các bạn sẽ được tận hưởng các loại thức ăn đặc sắc của ẩm thực Huế, đặc biệt là có một số món ăn cung đình đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế nghiên cứu, phục dựng lại. Bện cạnh đó, các bạn còn được xem một số tiết mục đặc sắc như Nhã nhạc được công nhận là di sản văn hóa Thế giới năm 2003.

tiết mục Lục cúng hoa đăng

Tiết mục Lục cúng Hoa Đăng (ảnh: sưu tầm)

Sông Hương (chiều và tối)

Sông Hương là dòng sông chảy qua rất nhiều rừng thảm mộc có hương thơm, nên khi chảy qua Huế dòng sông này đã mang theo hương thơm của cây cỏ thiên nhiên về với mảnh đất thần kinh.  Sông Hương dài 33km và chảy rất chậm, đoạn sông này chảy qua Huế với sự uốn lượn mềm mại, tạo cho Huế thêm phần lãng mạn và nên thơ. Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và chảy quanh chân núi. Con sông này chảy qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó sẽ là nguồn cảm xúc của các bạn khi đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu Ca Huế truyền thống ^^.

sông Hương

Hình ảnh sông Hương (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Sông Hương chảy ngay giữa lòng thành phố Huế.
  • Phương tiện để các bạn có thể di chuyển trên sông Hương là thuyền, ngoài ra các bạn còn có thể đi bộ dọc hai bên bờ sông để ngắm cảnh, rất đẹp ạ^^.
  • Trải nghiệm: khi đến với sông Hương, các bạn có thể ngắm cảnh trên sông với dịch vụ thuê thuyền Rồng trên sông Hương; dịch vụ nghe ca Huế trên sông Hương; đi thuyền trên sông Hương về đêm.

bản đồ sông Hương vẽ lại

Hình ảnh bản đồ sông Hương vẽ lại (ảnh: sưu tầm)

Dịch vụ thuê thuyền Rồng trên sông Hương

thuyền Rồng trên sông Hương

Hình ảnh thuyền Rồng trên sông Hương (ảnh: sưu tầm)

Với dịch vụ thuê thuyền Rồng đôi và thuyền Rồng đơn trên sông Hương, các bạn sẽ có một trải nghiệm thú vị, khi được ngồi trên chiếc thuyền Rồng sống động và ngắm cảnh sông Hương dọc hai bên bờ sông, với những hình ảnh rất nên thơ. Các bạn có thể ngắm cảnh sông Hương vào chiều hoàng hôn hoặc ghi lại những khoảnh khắc đẹp về cuộc sống yên bình của người dân chài lưới. Ngắm cảnh chùa Thiên Mụ, Điện Hòn Chén, cầu Trường Tiền,…

bảng giá dịch vụ thuê thuyền Rồng trên sông Hương

Bảng giá dịch vụ thuê thuyền Rồng trên sông Hương (bảng giá có thể dao động)

Lưu ý: Các bạn nên đặt trước 1 ngày để đảm bảo còn thuyền phục vụ; giá vé chưa bao gồm thuế VAT.

Dịch vụ nghe ca Huế trên sông Hương

Ca Huế trên sông Hương

Hình ảnh ca Huế trên sông Hương (ảnh: sưu tầm)

Huế là một vùng đất nổi tiếng với những điệu hò, điệu ru đã đi vào lòng người từ xa xưa cho đến nay. Bên cạnh đó, Huế còn nổi tiếng với dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế , lại có chất đậm đà riêng với chất trữ tình sâu lắng, được cất lên bởi những cô gái Huế có giọng hát đậm chất vùng miền, nhẹ nhàng và êm dịu. Giữa một làn mây nước bồng bềnh, các bạn sẽ được nghe giọng hò ai ngân, ai hát, khiến tâm hồn các bạn sẽ được thăng hoa hơn.

bảng giá dịch vụ nghe ca Huế trên sông HươngBảng giá dịch vụ nghe ca Huế trên sông Hương (bảng giá có thể dao động)

Dịch vụ đi thuyền trên sông Hương về đêm

thuyền trên sông Hương

Hình ảnh thuyền trên sông Hương (ảnh: sưu tầm)

Sông Hương về đêm rất đẹp và nên thơ, sẽ rất thú vị nếu các bạn được chìm đắm vào sự tĩnh lặng giữa lòng sông. Đặc biệt với những người con xa quê hương, những du khách muốn tìm kiếm nét trầm lặng, hiền hòa khi ngồi trên mạn thuyền, nghe tiếng sóng vỗ nhè nhẹ, tiếng gió lướt qua tai êm dịu, đôi khi lại phập phồng cánh mũi để thưởng thức cái “hương” của con sông nổi tiếng này^^.

Giá của dịch vụ đi thuyền trên sông Hương về đêm rất dao động (chỉ từ mấy chục đến 100.000đ/ người). Bạn có thể đi dạo và được mời tham gia dịch vụ, nếu có nhã ý thì sẽ đi luôn, không cần phải mua vé hay đặt trước gì đâu nhé ^^.

Cầu Trường Tiền (đi ngang qua và tối)

Cầu Trường Tiền là một vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế. Có một người con xứ Huế đã nói rằng: ” Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi….”. Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép.

Lúc ban đầu, cây cầu này được đặt tên là Thành Thái, rồi Clémenceau, rồi Nguyễn Hoàng ,… nhưng sau đó lại được gọi là cầu Trường tiền (Tràng Tiền) do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của Triều đình nhà Nguyễn. Khi hoàn thành cầu có sáu vài, mười hai nhịp, chiều dài cầu 401m, bề ngang long cầu là 6m20. Trải qua hơn 100 năm lịch sử, cây cầu vẫn duyên dáng trên vùng đất thơ mộng và ngày càng đi sâu vào mỗi tiến trình hưng thịnh của thành phố Huế.

hình ảnh cầu Trường Tiền

Hình ảnh cầu Trường Tiền (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Cầu Trường Tiền nằm bắc ngang qua sông Hương, đầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía Nam thuộc phường Phú hội.
  • Lòng cầu có rất nhiều phương tiện đi chuyển, hai bên thành cầu có chỗ để dành cho người đi bộ và tham quan đó các bạn ạ ^^.
  • Trải nghiệm: khi đến với cầu Trường Tiền, các bạn có thể đi dạo trên hai bên thành cầu, đứng trên cầu và ngắm nhìn quang cảnh thành phố, cũng như dòng sông Hương nổi tiếng. Được thưởng thức ẩm thực xứ Huế và xem các tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ đường phố ngay phố đi bộ dưới chân cầu.

Năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại. Theo đó, khi đi dạo trên cầu vào ban đêm, các bạn sẽ nhìn thấy sự huyền ảo của sáu vài mười hai nhịp nè^^.

hình ảnh cầu Trường Tiền 2

Hình ảnh cầu Trường Tiền Huế về đêm (ảnh: sưu tầm)

Dưới chân cầu Tràng Tiền, có phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bậc về đêm khi các bạn ghé thăm chiếc cầu này. Nơi đây có các quầy lưu niệm, cà phê, các quầy, quán ăn nhỏ,…

hình ảnh phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Hình ảnh phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (ảnh: sưu tầm)

hình ảnh phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu 2

Hình ảnh phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (ảnh: sưu tầm)

Các bạn sẽ tha hồ thưởng thức rất nhiều loại chè đặc trưng của xứ Huế, hình như là mười mấy loại í, mình chỉ ăn có vài loại thôi, nhưng rất ngon, thơm, màu sắc bắt mắt. Đây sẽ là địa điểm thú vị cho các tín đồ ăn vặt và mê đồ ngọt nhé ^^.

hình ảnh phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu 3

Hình ảnh phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh đó, còn có các nghệ sĩ đường phố hết sức tài tình, chủ yếu là các bạn trẻ. Họ sẽ mang đến những tiết mục sôi động và thú vị dành tặng cho khách du lịch cùng với sự hòa đồng và hiếu khách của những người dân xứ huế.

hình ảnh phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu 4

Hình ảnh phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (ảnh: sưu tầm)

Lăng Minh Mạng (1 giờ)

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng. Năm 1820, vua Gia Long qua đời hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng hay Minh Mệnh. Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Nhưng trong lúc đang xây lăng thì vua Minh Mạng mất, vua Thiệu Trị lên nối ngôi và ra lệnh quan quân xây tiếp công trình lăng mộ cho cha mình theo đúng bức họa đồ mà nhà vua đã để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất.

Là người tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, nên toàn bộ bố cục kiến trúc của lăng Minh Mạng được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Nho. Bên trong La Thành bằng gạch có chu vi 1732m, các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng là trục Thần đạo.

hình ảnh lăng Minh Mạng

Hình ảnh lăng Minh Mạng (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Địa điểm: Lăng Minh Mạng thuộc địa phận núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành sông Hương chảy qua Tp. Huế. Lăng cách Tp. Huế 12km..
  • Phương tiện di chuyển: tại trung tâm thành phố Huế, hay các nơi khác, các bạn có thể dung xe ô tô, xe máy để đến lăng, nhưng khi vào lăng tham quan thì các bạn sẽ đi bộ nhé^^.
  • Trải nghiệm: Các bạn sẽ được nhìn ngắm vẻ đẹp bề thế, cổ kính của lăng Minh Mạng nổi tiếng bậc nhất.

Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân, hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt, cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành.

bản đồ lăng Minh Mạng

Hình ảnh bản đồ lăng Minh Mạng (ảnh: sưu tầm)

Từ ngoài vào trong, xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên một phong cảnh vừa nên thơ và rất hữu tình. Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn, cổng chính vào lăng, xây bằng vôi gạch, cao hơn 9 m, rộng 12 m. Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá chép hóa rồng, long vân. Đặc biệt là cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín.

hình ảnh Đại Hồng Môn

Hình ảnh Đại Hồng Môn (ảnh: sưu tầm)

Hiển Đức Môn mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng mặt đất (từ ý niệm trời tròn, đất vuông). Điện Sùng Ân nằm ở giữa được coi là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Điện và Tả, Hữu Tùng Phòng như những vệ tinh chung quanh. Trong điện thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu.

hình ảnh Hiền Đức Môn

Hình ảnh Hiền Đức Môn (ảnh: sưu tầm)

Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện, mở ra một không gian của hoa lá và mây nước phía sau. Tất cả những công trình mang tính hiện thực dường như dừng lại ở khu vực tẩm điện. Từ đây, bắt đầu một thế giới mới đầy thư nhàn, siêu thoát và vô biên.

hình ảnh Hoằng Trạch Môn 1

Hình ảnh Hoằng Trạch Môn (ảnh: sưu tầm)

Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát, là nơi đi về của linh hồn tiên đế, là dấu chấm vuông kết thúc một thế giới hữu hạn; là “bộ ngực kiêu hãnh” của “con người” được ví bởi hình dáng của khu lăng.

hình ảnh Minh Lâu

Hình ảnh Minh Lâu (ảnh: sưu tầm)

Hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.

Lăng Khải Định (1 giờ)

Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, là lặng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được khởi công vào ngày 4 tháng 9 năm 1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Để xây lăng, vua Khải Định đã cho người sang Pháp để mua sắc thép, xi măng, ngói,… sang Trung Quốc và Nhật Bản để mua đồ sứ, thủy tinh màu,… nên đây là một trong những lăng mộ được kiến thiết rất công phu và nổi tiếng tại Huế.

hình ảnh lăng Khải Định

Hình ảnh lăng Khải Định (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Lăng Khải Định tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài Kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
  • Tại trung tâm thành phố Huế, các bạn có thể đi xe đến lăng để tham quan, nhưng khi vào trong lăng, các bạn phải đi bộ đấy ạ ^^.
  • Trải nghiệm: Các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những kiểu kiến trúc độc đáo, được đắm mình vào khung cảnh uy nghiêm, tráng lệ của một lăng mộ nổi tiếng bậc nhất trong triều đại nhà Nguyễn.

Về tổng thể, lăng Khải Định là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Có sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique,… đã để lại dấu ấn đậm nét trên công trình này.

  • Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ
  • Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo
  • Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu
  • Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể

hình ảnh lăng Khải Định 2

Hình ảnh lăng Khải Định (ảnh: sưu tầm)

Đi sâu vào trong lăng các bạn sẽ đến với Cung Thiên Định, cung này ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được mua từ nước ngoài mang về làm nguyên liệu xây dựng. Cung này gồm 5 phần liền nhau:

  • Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng
  • Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định
  • Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới
  • Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.

hình ảnh lăng Khải Định 4

Hình ảnh lăng Khải Định (ảnh: sưu tầm)

hình ảnh lăng Khải Định 3

Hình ảnh lăng Khải Định (ảnh: sưu tầm)

Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài khoảng 30 m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua. Các bạn hãy đến đây, đứng tại nơi đây thì mới có thể cảm nhận được không khí uy nghi, sự kỳ công của biết bao bậc anh tài đã xây nên ngội lăng mộ này và tự mình cảm nhận được cái ẩn ý mà nhà vua đã đưa vào nơi này đó ạ.

Chùa Từ Đàm ( 1 giờ)

Chùa do Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ XVII, và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn, với ý nghĩa là “lấy sự truyền tâm làm tông chỉ”.

Năm 1703, Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung cho trùng tu chùa. Cũng trong năm này, chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển Sắc Tứ Ấn Tôn Tự. Sau khi Sư viên tịch, theo lời phó chúc, học trò của Sư là Thiền sư Thiệt Vinh – Bửu Hạnh làm Trụ trì chùa. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông) , với ý nghĩa là “đám mây lành của Phật pháp”.

Năm 1943, Gia đình Phật Hóa Phổ ra đời; đến năm 1951, đổi thành Gia đình Phật tử, và đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm.

Năm 1951, Đại hội thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam đã diễn ra tại chùa.

Năm 1951, Hội nghị thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (gồm 51 đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và cư sĩ ở ba miền) cũng đã tổ chức tại đây. Khi đó, Hội cũng đã phê chuẩn việc Hòa thượng Tố Liên thay mặt Hội ký tên gia nhập Hội Phật giáo thế giới.

hình ảnh chùa Từ Đàm

Hình ảnh chùa Từ Đàm (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Vị trí: Chừ Từ Đàm hiện tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
  • Phương tiện di chuyển: từ trung tâm thành phố các bạn có thể đến chùa tham quan bằng xe máy, ô tô, hay xích lô,… nhưng khi vào chùa các bạn chỉ có thể đi bộ ạ^^.
  • Trải nghiệm: khi đặt chân vào của chùa, các bạn sẽ bất giác cảm nhận được sự thâm sâu của Phật giáo từ một ngôi chùa được xây dựng lâu đời và hiện nay rất nổi tiếng bậc nhất của cả nước. Được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, thêm nữa là cội bồ đề có nguồn gốc từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ (tức nơi Phật Thích Ca thành đạo).

Ngôi chùa cũ có nhà tiền đường, mái ngói, ba gian, rộng 7,4m, dài 18m. Gian trong cùng thờ tượng đức Phật Thích Ca ngự trên tòa sen, tay bắt ấn Tam muội.  Tượng bằng đồng, cao khoảng 1,30m, do hai ông Nguyễn Khoa Toàn và Nguyễn Hữu Tuân thực hiện năm 1940.

hình ảnh chùa Từ Đàm Hình ảnh chùa Từ Đàm (ảnh: sưu tầm)

Cây Bồ đề này có nguồn từ  cây Bồ đề chính tại Ấn Độ, nơi đức Phật Thích Ca thành đạo quả vô thượng giác, đã được nhà sư  Mahinda (nguyên thái tử, con vua A Dục) đem giống sang trồng tại Srilanca (Tích Lan) khi qua truyền đạo tại đây vào thế kỷ III trước Tây Lịch. Trưởng lão Narada, người Tích Lan, lấy giống từ cây Bồ đề ở Tích Lan cùng bà Karpelès trong phái đoàn Phật giáo Campuchia tặng Hội Phật học Trung phần và trồng tại đây trong dịp sang thăm Huế năm 1939.

hình ảnh chùa Từ Đàm 2

Hình ảnh chùa Từ Đàm (ảnh: sưu tầm)

Chùa Từ Đàm là một ngôi già lam tráng lệ, có nhiều hoành phi và câu đối. Ở đây có 3 cặp đối do Tỳ kheo trụ trì Thích Hải Ấn ghi lại và dịch nghĩa:

Một: Trước hiên chùa, cặp đối do bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám soạn :

            Phật chính biến tri, vô lượng thọ, vô lượng quang, vô lượng công đức.

Học chân thật nghĩa, như thị văn, như thị tư, như thị tu trì.

Nghĩa: Phật là bậc Chánh Biến tri, Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức.

           Học theo nghĩa chân thật, nghe như vậy, tư như vậy, tu trì như vậy.

Hai: Trước hiên chùa, cặp đối do cụ Phan Bội Châu tặng :

Bát-nhã bổn vô ngôn, ly tứ cú, tuyệt bách phi, ứng hóa tùy duyên thuyết vô lượng vô biên diệu pháp;

Bồ-đề tiên hữu nguyện, chứng tam minh, cụ ngũ nhãn, câu viên phước quả thành đại hùng đại lực từ tôn.

Nghĩa: Bát-nhã vốn không lời, rời bốn vế, trừ trăm không, ứng hóa tùy duyên, giảng diệu pháp vô lượng, vô biên;

          Bồ-đề cần có nguyện, chứng tam minh, đủ năm mắt, tựu thành quả phúc, thành từ tôn đại hùng, đại lực. 

Ba: Trong điện Phật, cặp đối của cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu soạn:

Bát-nhã bổn vô ngôn, ly tứ cú, tuyệt bách phi, ứng hóa tùy duyên thuyết vô lượng vô biên diệu pháp

Bồ-đề tiên hữu nguyện, chứng tam minh, cụ ngũ nhãn, câu viên phước quả thành đại hùng đại lực từ tôn.

Nghĩa: Bát-nhã vốn không lời, rời bốn vế, trừ trăm không, ứng hóa tùy duyên, giảng diệu pháp vô lượng, vô biên.

Bồ-đề cần có nguyện, chứng tam minh, đủ năm mắt, tựu thành quả phúc, thành từ tôn đại hùng, đại lực.

Đặc biệt, hằng năm đại lễ Phật Đản Phật Lịch sẽ được cử hành vào ngày 15 tháng 4 âm lịch, chùa Từ Đàm là nơi mà Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT. Huế tổ chức trang nghiêm trọng thể Lễ chính thức Đại lễ Phật Đản.

hình ảnh đại lễ Phật Đản

Hình ảnh Đại lễ Phật Đản (ảnh: sưu tầm)

Với lễ diễu hành xe hoa cúng dường và lộ trình xe diễu hành tại các trục đường chính của thành phố Huế và kết thúc tại chùa Từ Đàm. Các bạn có thể sống trong không khí trang nghiêm, huyền diệu của Phập pháp vô biên, làm cho tâm hồn chúng ta ngày càng hướng thiện và có đời sống tâm linh phong phú, an yên hơn.

Bên cạnh đó, vào tối ngày lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm, các bạn có thể tha hồ nhìn ngắm các hình ảnh của Phật pháp màu nhiệm qua các chiếc xe hoa diễu hành và các bạn có thể chụp hình lưu niệm nữa đó ạ ^^.

hình ảnh xe hoa lễ Phật Đản

Hình ảnh xe hoa lễ Phật Đản (ảnh: sưu tầm)

hình ảnh xe hoa lễ Phật Đản 2

Hình ảnh xe hoa lễ Phật Đản (ảnh: sưu tầm)

hình ảnh xe hoa lễ Phật Đản 3

Hình ảnh xe hoa lễ Phật Đản (ảnh: sưu tầm)

Hãy cùng đến Huế, thăm chùa Từ Đàm vào ngày lễ Phật Đản Phật Lịch các bạn nhé!^^.

Chùa Thiên Mụ (1 giờ)

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ, được chính thức khởi lập năm Tân Sửu 1601, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn .

Chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Vì vậy, ông đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi Hà Khê này, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.

hình ảnh chùa Thiên Mụ 2

Hình ảnh chùa Thiên Mụ (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, xã Hương Long, thành phố Huế
  • Tại trung tâm thành phố các bạn có thể đi xe hay thuyền để đến chùa, nhưng khi vào tham quan chùa thì các bạn phải đi bộ ạ ^^.
  • Trải nghiệm: được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên và quy mô kiến trúc của ngôi chùa nổi tiếng lâu đời và linh thiêng; được nhìn ngắm vẻ đẹp chủa tháp Phước Duyên, một ngôi tháp đặc trưng của ngôi chùa mà ai ai cũng đều muốn lưu lại kỷ niệm bên ngôi tháp này.

Dưới thờn Phúc Chu, theo đà phát triển và hưng thịnh củt giáo xàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó.

hình ảnh Đại Hồng Chung

Hình ảnh Đại Hồng Chung (ảnh: sưu tầm)

 Ngoài ra, Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị đã cho người kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên) và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.

hình ảnh tháp Phước Duyên

Hình ảnh tháp Phước Duyên (ảnh: sưu tầm)

Ngoài ra, trước mặt chùa là dòng sông Hương thơ mộng, nên những công ty du lịch có rất nhiều tuyến du lịch được đặt ra mà chùa Thiên Mụ là điểm dừng chân đặc sắc cho du khách gần xa đó các bạn ạ. Các bạn có thể đi thuyền đến chùa bằng thuyền rồng trên dòng sông Hương, nhìn ngắm quang cảnh thành phố rồi dung chân tại bậc thềm của chùa và đi vào khám phá, tham quan.

hình ảnh chùa Thiên Mụ 1

Hình ảnh chùa Thiên Mụ (ảnh: sưu tầm)

Chùa Huyền Không Sơn Thượng ( 1 giờ)

Huyền không Sơn Thượng được khai sơn từ năm 1989, bởi một nhà sư thuộc hệ phái Nam tông, xuất thân từ ngôi tổ đình Huyền Không ở gần Thiên Mụ: Thượng toạ Giới Đức-được mọi người biết nhiều với cái tên hiệu nổi tiếng-Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Ngôi chùa nằm ở giữa khu rừng thông với vẻ đẹp kỳ lạ, huyền ảo. Khuôn viên chùa là một khu vườn xanh ngắt với những dòng suối nhỏ nở đầy bông súng tím, những giò hoa phong lan quý, những cây sứ, thiên tuế, tùng, bách … cổ thụ hàng trăm năm tuổi, không gian yên ả thanh bình.

hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng 2

Hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn Chầm, phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà – thỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Các bạn có thể di chuyển bằng xe máy để đến với chùa, nhưng khi vào chùa tham quan thì phải đi bộ ạ ^^.
  • Trải nghiệm: Đây là một địa điểm rất mới, rất phù hợp với những con người mang hơi hướng tâm linh và mong muốn trải nghiệm, tìm hiểu thêm kiến thức về Phật giáo, về quan cảnh sự vật ở một nơi khác xa với hình ảnh náo nhiệt thường ngày trong thành phố. Khu vực chùa có Chánh điện, Am mây tía, Nghinh lương đình, Nhà khách, Chúng hòa đường (nhà sinh hoạt), Quá thiện đường (nhà ăn), Tăng xá, Cốc liêu chư Tăng-Ni, cây cảnh…

Chánh điện là biến thể của một ngôi nhà rường Huế với phong cách kiến trúc và chất liệu truyền thống để giữ dáng dấp hồn Huế, hồn Việt, lấy sự hài hòa với thiên nhiên, với hồn thơ làm ý tưởng chủ đạo; nhẹ vai trò tín ngưỡng, trọng tâm là hướng sống thiền, sống đạo.

hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng 5

Hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng (ảnh: sưu tầm)

hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng 2 2

Hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng (ảnh: sưu tầm)

Am mây tía là nơi ở, thư phòng, nơi tiếp khách và viết thư pháp của sư trụ trì. Đây cũng là nơi những người yêu thích văn chương thi phú, nghệ thuật thư pháp tìm đến để đàm đạo, bình thơ, luyện bút, khoe chữ…

hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng 3 1

Hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng (ảnh: sưu tầm)

Yên Hà các là nơi đón khách, có đường nét kiến trúc độc đáo, mái ngói, cột trụ, giản dị, đầm ấm.Nghinh lương đình là nơi những du khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, thưởng trà, đàm đạo…

hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng 5 1

Hình ảnh chùa Huyền Không Sơn Thượng (ảnh: sưu tầm)

Vườn quốc gia Bạch Mã ( 1 ngày)

Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 40 km. Nằm ở phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ biên giới Việt – Lào ra tận biển Đông, ở độ cao 1.450m so với mực nước biển, khu vực núi Bạch Mã có khí hậu trong lành, mát mẻ và được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là một trong những vùng núi có khí hậu dễ chịu nhất ở Đông Dương.

Vườn quốc gia Bạch Mã có tới 16.900 ha rừng nguyên sinh che phủ. Trong rừng có 1406 loài thực vật, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: trò chỉ, kiền, giẻ hương, gõ, tùng… và trên 300 loài cây thuốc quý như: ba gạc, lá khôi, cây 7 lá 1 hoa, bình vôi,…Hệ động vật ở Bạch Mã có tới 931 loài, bao gồm 83 loài thú, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: gấu, báo, hổ, sao la…; 333 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 39 loài cá, 218 loài bướm, 178 loài côn trùng cánh cứng ăn lá, 28 loài mối. Ðặc biệt, Bạch Mã là nơi cư trú của loài chim quý như trĩ sao và gà lôi lam mào trắng. 

Đây là một trong những vườn quốc gia rất nổi tiếng, hàng năm có rất nhiều lượt du khách đến với vườn quốc gia Bạch Mã để tham quan, mở rộng tầm mắt và để được hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn và kỳ vỹ.

hình ảnh vườn quốc gia Bạch Mã

Hình ảnh vườn quốc gia Bạch Mã (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Vị trí: Huyện Phú Lộc và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Từ thành phố Huế, chạy theo quốc lộ 1A khoảng 40km về phía nam đến thị trấn Cầu Hai (huyện Phú Lộc), sau đó rẻ phải khoảng 19km, các bạn sẽ đến vườn quốc gia Bạch Mã.
  • Giá vé: vé người lớn : 60.000đ; trẻ em, học sinh, sinh viên: 20.000đ ^^ (có thể dao động giá vé)
  • Giá thuê xe ô tô chạy lên đỉnh núi Bạch Mã: 850.000 xe/ 7-12 khách/ 2 chiều. (có thể dao động giá vé)
  • Phương tiện di chuyển: xe ô tô, đi bộ tham quan,..
  • Trải nghiệm: được nhìn ngắm quang cảnh nên thơ khi đặt chân lên Hải Vọng Đài; đi bộ qua đường mòn Ngũ Hồ; tham quan rừng Chò Đen;…

hình ảnh bản đồ vườn quốc gia Bạch Mã

Hình ảnh sơ đồ tham quan du lịch vườn quốc gia Bạch Mã (ảnh: sưu tầm)

Khi đến với Hải Vọng Đài, các bạn sẽ được nhìn ngắm “đường vô xứ Huế quanh quanh, non xanh nước biếc như tranh họa đồ”, cùng hình ảnh đầm Cầu Hai no đầy sản vật, hay hồ Truồi tĩnh lặng như gương, xa xa là vịnh Lăng Cô nép mình bên mặt biển bao la…

hình ảnh Hải Vọng Đài

Hình ảnh Hải Vọng Đài (ảnh: sưu tầm)

Đường mòn Ngũ Hồ len qua các vạt rừng thưa cũng không kém phần hấp dẫn, sẽ đưa bạn đến với cụm thác trữ tình bên cạnh các hồ nước trong veo, rất lý tưởng để đắm mình trong làn nước mát giữa cảnh trí hoang sơ, thơ mộng.

hình ảnh Ngũ Hồ Bạch Mã

Hình ảnh Ngũ Hồ Bạch Mã (ảnh: sưu tầm)

Đến với rừng Chò Đen với nhiều cây cổ thụ to lớn, có cây đường kính hơn 1m và cao trên 30m. Tại đây, bạn còn được tham gia các trò chơi trên không như đu cáp trượt hoặc leo lưới cao hàng chục mét so với mặt đất…

hình ảnh rừng Chò Đen

Hình ảnh rừng Chò Đen (ảnh: sưu tầm)

Vịnh biển Lăng Cô ( 1 ngày hoặc lâu hơn nếu lưu trú)

Vịnh Lăng Cô có chiều dài 42,5 km, cách thành phố Huế hơn 60 km và cách Đà Nẵng 20 km. Năm 2009, Lăng Cô vinh dự nhận được danh hiệu “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới” do Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn. Biển Lăng Cô với bãi cát trắng dài miên man ôm lấy bờ biển xanh trong vắt là một trong những địa điểm du lịch Huế được lựa chọn hàng đầu.

hình ảnh vịnh biển Lăng Cô

Hình ảnh vịnh biển Lăng Cô (ảnh: sưu tầm)

Các thông tin cơ bản:

  • Địa điểm: Huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Phương tiện di chuyển: để đến được với vịnh biển xinh đẹp này, các bạn có thể đi bằng xe tắc xi: từ sân bay Phú Bài đến Vịnh Lăng Cô tầm 75km; đi bằng tàu hỏa: ở ga Huế (02 Bùi Thị Xuân) các bạn có thể bắt xe đi Đà Nẵng, đến Lăng Cô thì xuống. Ngoài ra, từ trung tâm thành phố Huế các bạn có thể di chuyển đến bãi biển với xe máy,…
  • Trải nghiệm: được đắm mình vào dòng nước trong xanh của bãi biển được vinh danh là bãi biển đẹp của thế giới; có nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp như: Laguna,…; tham gia đi chợ bằng xe ôm; được ăn các loại hải sản tươi ngon,…

hình ảnh vịnh Lăng cô

Hình ảnh vịnh Lăng Cô chụp từ Google map (ảnh: sưu tầm)

Laguna Lăng Cô là điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế, được thiết kế với phong cách hiện đại nhưng vẫn mang đậm dấu ấn của các yếu tố thẩm mỹ truyền thống. Đây là nơi thích hợp cho những bạn muốn tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ ý nghĩa và sang trọng. Khu nghỉ dưỡng có nằm trải dọc theo bờ biển, rất thuận lợi cho các bạn, khi muốn ngắm, tắm, hay đơn giản là đi dạo biển về đêm ^^.

hình ảnh Laguna Lăng Cô

Hình ảnh Laguna Lăng Cô (ảnh: sưu tầm)

hình ảnh Laguna Lăng Cô 2

Hình ảnh Laguna Lăng Cô (ảnh: sưu tầm)

Những trải nghiệm từ thiết bị và dịch vụ khách sạn hàng đầu của Laguna Lăng Cô Huế đang chờ đón bạn ^^.

Các bạn có thể đi chợ bằng xe ôm, hoặc thuê xe máy ở lễ tân các khu resort. Ở đó có thể mua tông Lào, quần áo, thắt lưng đánh từ Lào về, khá rẻ. Sau đó bạn nên dạo xe máy trên cung đường du lịch ven đầm Lập An, một bên đầm một bên núi sẽ rất thi vị và có những kỷ niệm không bao giờ quên. Tha hồ chụp ảnh và ngắm cảnh. Đầm này đáy toàn là vỏ trai ốc, không có bùn, nên lội ra rất xa cũng chỉ đến bắp chân thôi, nước trong vắt.

hình ảnh đầm Lập An

Hình ảnh đầm Lập An (ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh đó, các bạn còn có thể thưởng thức các loại hải sản tươi ngon từ bãi biển Lăng Cô. Mỗi buổi sáng sớm, các ngư dân trên biển sẽ mang cá, tôm, mực,…. được đánh bắt, câu từ đêm về để bán ngay trên bãi biển. Các bạn có thể đến mua trực tiếp  từ người dân địa phương buôn bán trên biển để thưởng thức. Hay có thể vào các quán ăn hải sản, có rất nhiều trên bãi biển.

Hơn thế nữa xung quanh bờ biển là những cánh rừng hùng vĩ xanh mát trên nền núi non hùng vĩ, chắc chắn sẽ làm trải nghiệm du lịch Huế của bạn thêm trọn vẹn đó ạ ^^.

Nơi mua vé tham quan các điểm du lịch Huế giá rẻ

Mua vé trước sẽ giúp các bạn chủ động sắp xếp thời gian để khi tới nơi bạn chỉ việc vui chơi thôi, đây là cách để bạn tự đi du lịch tự túc 1 cách tiết kiệm và khoa học nhất.

  • Ưu tiên số 1: Mua vé ở trang Divui.com, link được giảm giá ở đây
  • Ưu tiên số 2: Mua vé tại Klook.com

3256 views

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *